An toàn thực phẩm cho sản xuất cà phê

28/04/2021    607    4.78/5 trong 9 lượt 
An toàn thực phẩm cho sản xuất cà phê
Các cơ sở sản xuất, chế biến cà phê trước khi đi vào hoạt động cần phải xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Vậy các điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở chế biến cà phê là gì? Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP bao gồm những gì? Thời gian xin mất bao lâu?

Công ty Tâm Đức hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng quy trình Vệ sinh an toàn thực phẩm một chiều, chống nhiễm chéo trong thực phẩm theo QCVN 01-06:2009/BNNPTNT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất chế biến cà phê theo Qui định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đại diện doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký tại Ban quản lý An toàn thực phẩm hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

A. ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI CƠ SỞ CHẾ BIẾN CÀ PHÊ

I. Yêu cầu về nhà xưởng và công trình phụ trợ

1. Địa điểm xây dựng nhà xưởng

Địa điểm xây dựng cơ sở chế biến cà phê phải được đặt trong khu vực có đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Cụ thể:

- Không bị ảnh hưởng từ các khu vực ô nhiễm bụi, chất độc hại, các nguồn gây ô nhiễm khác.

- Có đủ nguồn nước sạch và nguồn cung cấp điện.

- Không bị ẩm thấp, không bị ứ nước, ngập lụt.

2. Thiết kế, bố trí nhà xưởng và trang thiết bị

- Diện tích nhà xưởng chế biến phải phải phù hợp với công suất thiết kế của cơ sở.

- Nhà xưởng, nền nhà phải được xây dựng cao hơn so với mặt bằng chung tối thiểu 20cm (trừ những khu vực cần bố trí cốt âm), bố trí phù hợp với quá trình chế biến và làm vệ sinh.

- Khu vực sản xuất, chế biến cà phê phải được bố trí phù hợp theo quy tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng để thuận lợi cho quá trình sản xuất, chế biến và thuận lợi cho việc làm sạch toàn bộ hệ thống.

- Có sự phân cách cần thiết giữa các khu vực trong cơ sở chế biến để tránh gây ô nhiễm chéo.

- Đường nội bộ trong cơ sở chế biến phải được xây dựng bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh, có hệ thống thoát nước tốt, không gây ô nhiễm và bảo đảm vệ sinh.

- Các loại trang thiết bị chế biến cà phê phải được lắp đặt tại các vị trí đảm bảo:

- Phù hợp với quy trình chế biến và chức năng hoạt động của mỗi loại thiết bị trong từng công đoạn;

- Thuận lợi cho việc duy tu bảo dưỡng, thu gom, xử lý chất thải và làm sạch;

- Thuận lợi cho thực hành vệ sinh tốt và hoạt động giám sát.

3. Kết cấu nhà xưởng và vật liệu xây dựng 

- Nhà xưởng chế biến cà phê phải có kết cấu bao che (tường, cửa đi, cửa sổ, cửa kính…). Đảm bảo yêu cầu: làm bằng các vật liệu ít thấm nước, không đọng nước, không gây ảnh hưởng đến sản phẩm chế biến, thuận tiện cho việc vệ sinh công nghiệp, tránh sự xâm nhập của côn trùng và các động vật gây hại khác.

- Bề mặt tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm phải làm bằng các vật liệu chế tạo phải nhẵn, không thấm nước, không thôi nhiễm ra sản phẩm, có khả năng chống ăn mòn bởi các chất tẩy rửa, khử trùng trong điều kiện bình thường.

4. Công trình phụ trợ

- Khu vực chứa nguyên liệu:

Cơ sở chế biến cà phê phải bố trí nơi chứa nguyên liệu có mái che, sạch sẽ, vệ sinh.

Diện tích khu vực chứa nguyên liệu phải đủ để rải cà phê nguyên liệu với chiều dày của khối nguyên liệu không quá 40cm, đảm bảo nhiệt độ bên trong khối cà phê không quá 300C.

- Sân phơi

- Sân phơi phải được làm từ vật liệu đảm bảo không gây ô nhiễm đến cà phê; ở vị trí tránh các tác nhân gây ô nhiễm về mùi và chất bẩn.

- Phải có các dụng cụ phơi như bạt che, giá phơi…để đảm bảo cho cà phê không bị ướt khi trời mưa.

- Diện tích sân phơi đủ cho cho nhu cầu phơi (khi cà phê phơi còn ướt, độ dày của lớp quả cà phê tươi hoặc cà phê thóc không quá 5cm). Nếu không phải có máy sấy đủ công suất để bổ sung, thay thế.

- Kho và bao bì bảo quản cà phê: 

+ Nhà kho phải có kết cấu vững chắc, chống được các tác nhân gây hại xâm nhập và khu trú; cách xa các nguồn gây ô nhiễm.

+ Nhà kho phải được quét dọn sạch sẽ; cần có chương trình làm vệ sinh, cả vệ sinh hàng hóa rơi vãi lẫn vệ sinh thông thường để tránh rác và chất bẩn tích tụ lại trên sàn nhà kho; chương trình kiểm tra định kỳ các sinh vật gây hại; kiểm soát được nhiệt độ và độ ẩm.

+ Bao bì đóng gói cà phê phải được dệt và may chắc chắn từ sợi đay, không bị xô dạt, thủng rách, đứt chỉ; phải đồng màu, khô, sạch, không được nhiễm mùi dầu máy, chất xà phòng hóa và các mùi vị lạ khác. Miệng bao được khâu kín bằng sợi đay xe hoặc bằng các chất liệu không phải là kim loại, đảm bảo bền chắc.

- Phòng Kỹ thuật – KCS: Phải bố trí nơi làm việc riêng biệt nhưng gần với khu vực chế biến, thuận tiện cho việc quản lý kỹ thuật và kiểm soát chất lượng.

- Hệ thống cấp nước

- Phải được thiết kế đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật chuyên ngành. Số lượng nước phải đủ cho sản xuất, sinh hoạt và vệ sinh công nghiệp.

- Nước ăn uống phải phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật 01:2009/BYT.

- Hệ thống thông gió, hút bụi

Hướng của hệ thống thông gió, hút bụi phải đảm bảo thải được không khí nóng, các khí ngưng tụ, khói bụi ra ngoài; đảm bảo cho dòng khí chuyển động từ nơi có yêu cầu vệ sinh cao sang nơi có yêu cầu vệ sinh thấp hơn.

 - Hệ thống chiếu sáng

Nguồn ánh sáng tự nhiên hay nhân tạo, phải đảm bảo đủ cường độ ánh sáng, Các bóng đèn cần được che chắn an toàn.

- Hệ thống phòng cháy – chữa cháy:

Cơ sở chế biến cà phê nhân phải được trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy, có bảng chỉ dẫn phòng cháy chữa cháy

- Hệ thống xử lý chất thải

+ Trong xưởng sản xuất và toàn bộ khu vực cơ sở chế biến phải thiết kế, bố trí hệ thống thu gom chất thải, tránh gây ô nhiễm; có khu vực chứa, xử lý chất thải cách biệt với khu sản xuất;

+ Các chất thải rắn, lỏng đều phải được xử lý đạt các tiêu chuẩn theo quy định mới được thải ra môi trường.

- Điều kiện vệ sinh cá nhân

+ Phải có phòng thay trang phục bảo hộ để người chế biến cà phê thay trang phục bảo hộ lao động trước khi vào làm việc và sau khi hết ca sản xuất.

+ Phương tiện rửa tay: Nơi rửa tay phải có đủ nước sạch, xà phòng, khăn lau tay hay máy sấy khô tay; mỗi phân xưởng phải có ít nhất một bồn rửa tay; trang bị đủ bồn rửa tay với số lượng ít nhất 01 bồn rửa tay/50 công nhân.

+ Nhà vệ sinh: Phải có đủ nhà vệ sinh với số lượng ít nhất 01 nhà vệ sinh/25 người; Nhà vệ sinh có ánh sáng và thông gió tốt, không gây ô nhiễm về mùi, chất bẩn với khu sản xuất; được trang bị dụng cụ rửa tay, xà phòng, chất tẩy rửa; dễ vệ sinh và thoát nước; có bảng chỉ dẫn “Rửa tay sau khi ra khỏi nhà vệ sinh”.

cong-bo-chat-luong-san-pham-ca-phe

II Yêu cầu về thiết bị, dụng cụ chế biến cà phê

- Trang thiết bị, dụng cụ tiếp xúc với cà phê phải được thiết kế và chế tạo an toàn, phù hợp với phương pháp chế biến và yêu cầu của sản phẩm; dễ làm sạch và bảo dưỡng; phải được làm bằng vật liệu không gây độc hay gây ô nhiễm sản phẩm;

- Bảo quản cà phê nhân: Cà phê nhân sau khi đóng bao phải cho vào kho bảo quản, bao xếp thành từng lô gọn gàng trong kho, cách tường, cách nền theo quy định. Không để các sản phẩm có mùi khác trong kho.

III Yêu cầu đối với con người

Cơ sở chế biến cà phê phải có nội quy yêu cầu về sức khỏe và vệ sinh đối với người chế biến cà phê và khách tham quan, người vào khu vực chế biến.

1. Người chế biến cà phê

- Kiến thức về VS ATTP: Người chế biến cà phê phải được học tập và có giấy chứng nhận đã tham dự tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm. 03 năm một lần được học tập bổ sung và cập nhật kiến thức về VSATTP.

- Sức khoẻ: Người tham gia sản xuất trực tiếp vào quá trình chế biến cà phê phải được khám sức khỏe theo Thông tư 13/2014/TT-BYT, không được mắc các bệnh ngoài da và truyền nhiễm thuộc danh mục đã được Bộ Y tế quy định, được kiểm tra sức khỏe mỗi năm một lần.

- Thực hành vệ sinh của người sản xuất: Cơ sở chế biến cà phê phải xây dựng, áp dụng nội quy về đảm bảo vệ sinh cá nhân tại nơi làm việc. Người sản xuất trước khi vào làm việc phải vệ sinh cá nhân, mặc quần áo, mũ bảo hộ lao động và tuân thủ các nội quy.

2. Khách tham quan:

Khách tham quan phải mặc quần áo bảo hộ lao động và thực hiện nội quy khi tham quan.

IV Yêu cầu đối với quá trình chế biến cà phê và kiểm soát VSATTP

1. Cơ sở chế biến cà phê phải có tổ hoặc nhóm chuyên trách quản lý chất lượng và VSATTP trong sản xuất; phải có phòng kiểm nghiệm với  thiết bị, dụng cụ, nhân lực, quy trình phù hợp để kiểm tra chất lượng trong quá trình sản xuất.

2. Cơ sở chế biến cà phê phải có quy trình kiểm soát chất lượng nguyên liệu để đảm bảo cho sản phẩm đạt tiêu chuẩn công bố.

3. Cơ sở chế biến cà phê phải xây dựng quy trình sản xuất và quy phạm vệ sinh để kiểm soát quá trình chế biến, đảm bảo sản phẩm cà phê đạt yêu cầu về VSATTP theo quy định tại Quyết định 46/2007/QĐ-BYT ngày 19 tháng 12 năm 2007 và các văn bản quy phạm pháp luật khác, các Quy chuẩn kỹ thuật (nếu có). Các quy trình, quy phạm được phổ biến đầy đủ đến các công nhân bằng nhiều hình thức khác nhau như tập huấn, treo bảng…

4. Cơ sở chế biến cà phê phải công bố tiêu chuẩn cơ sở theo Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Tiêu chuẩn cơ sở phải phù hợp và hài hòa phù hợp các quy định, quy chuẩn về chất lượng cà phê nhân trong nước và quốc tế.

Trên đây là một số yêu cầu điều kiện chung đối với cơ sở sản xuất, chế biến cà phê. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, quy mô sản xuất, kinh doanh, mặt bằng hiện hữu của quý Doanh nghiệp Tâm Đức sẽ hỗ trợ quý Doanh nghiệp setup quy trình phù hợp mà tối ưu các vấn đề liên quan. 

B. THÀNH PHẦN HỒ SƠ, BAO GỒM:

Thông tư số 38/2018/TT-BNTPTNT quy định việc thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP theo mẫu tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản thuyết minh về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở theo Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.

C. QUY TRÌNH TƯ VẤN ĐĂNG KÝ GIẤY PHÉP VSATTP TẠI TÂM ĐỨC

- Tư vấn miễn phí cho khách hàng các vấn đề liên quan đến hoạt động Đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Kiểm tra, đánh giá tính pháp lý của các yêu cầu tư vấn và các giấy tờ của khách hàng.

- Khảo sát cơ sở, vẽ sơ đồ mặt bằng, qui trình sản xuất, kinh doanh.

- Tư vấn, hướng dẫn cách bố trí cơ sở theo nguyên tắc 1 chiều, phù hợp quy định Luật VSATTP, điều kiện chung đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thủy sản.

- Hướng dẫn doanh nghiệp chuẩn bị các điều kiện, nội dung cần chuẩn bị cho việc kiểm tra, thẩm định của cơ quan quản lý.

- Tư vấn tập huấn VSATTP, khám sức khỏe cho các nhân viên trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

- Hỗ trợ đăng ký tập huấn, lấy giấy xác nhận tập huấn kiến thức về ATTP.

- Lập hồ sơ và đại diện doanh nghiệp nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP tại Cơ quan Quản lý (Ủy ban nhân dân quận - huyện).

- Kiểm tra thực tế doanh nghiệp sau khi doanh nghiệp khắc phục các mặt tồn tại đã hướng dẫn.

- Kiểm tra thực tế cơ sở trước khi đoàn thẩm định đến kiểm tra. Hỗ trợ tư vấn doanh nghiệp khắc phục các mặt tồn tại (nếu có).

- Đại diện Doanh nghiệp nhận giấy chứng nhận VSATTP tại cơ quan chức năng và gởi lại cho doanh nghiệp.

 

Để được hỗ trợ thêm, xin vui lòng liên hệ
0933.643.111 (Ms.Bích Phượng)

Công ty Tâm Đức