Để xây dựng hồ sơ công bố sản phẩm đảm bảo đúng luật, đúng thời gian, không phát sinh chi phí, cũng như tránh những rủi ro khi hậu kiểm bản cần phải nắm vững một số văn bản luật. Sau đây là một số văn bản luật bạn nên biết.
1. Văn bản luật liên quan đến công bố sản phẩm
- Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010;
- Nghị định 15/2018/NĐ-CP về hướng dẫn chi tiết thi hành luật An toàn vệ sinh thực phẩm;
- Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa;
- Nghị định số 111/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa;
- Thông tư 29/2023/TT-BYT về việc hướng dẫn nội dung, cách ghi thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm;
- Các văn bản liên quan khác tùy theo nhóm sản phẩm cần công bố.
2. Các chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm cần phải biết
Về cơ bản chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm được phân chia thành 2 nhóm sản phẩm như sau:
2.1 Nhóm sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật
Nhóm sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật phổ biến là các thực phẩm nhập khẩu. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần phải tự xây dựng các chỉ tiêu kiểm nghiệm. Điều này cần dựa vào các tiêu chuẩn trong nước cũng như tiêu chuẩn quốc tế điều chỉnh phù hợp.
Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT về ban hành ‘Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học & hóa học trong thực phẩm.
+ QCVN 8-1:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn bị ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm.
+ QCVN 8-2:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn bị ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm.
+ QCVN 8-3:2012/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm.
2.2 Nhóm sản phẩm đã có quy chuẩn kỹ thuật
Đối với các sản phẩm có quy chuẩn kỹ thuật thì những chỉ tiêu thử nghiệm cần phải đáp ứng theo yêu cầu của các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Đây chính là yêu cầu bắt buộc. Khi cần làm hồ sơ công bố thực phẩm, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cần dựa theo các chỉ tiêu được quy định ở trong quy chuẩn để xác định chỉ tiêu thử nghiệm.
Đối với những sản phẩm có quy chuẩn kỹ thuật yêu cầu cụ thể như sau:
- Nước ăn uống, nước sinh hoạt:
+ QCVN 02:2009/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCKTQG) về chất lượng nước sinh hoạt.
+ QCVN 01:2009/BYT: QCKTQG về chất lượng nước ăn uống.
- Nước đá dùng liền :QCVN 10:2011/BYT
- Nước khoáng thiên nhiên – đóng chai, đồ uống không cồn – có cồn
+ QCVN 6-3:2010/BYT: QCKTQG đối với các sản phẩm đồ uống có cồn.
+ QCVN 6-2:2010/BYT: QCKTQG đối với các sản phẩm đồ uống không cồn.
+ QCVN 6-1: 2010/BYT: QCKTQG đối với nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai.
- Sữa và các sản phẩm từ sữa
+ QCVN 5-5:2010/BYT: QCKTQG đối với các sản phẩm sữa lên men.
+ QCVN 5-4:2010/BYT: QCKTQG đối với các sản phẩm chất béo từ sữa.
+ QCVN 5-3:2010/BYT: QCKTQG đối với các sản phẩm phomat.
- Sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ:
+ QCVN 11-4:2012/BYT: QCKTQG đối với sản phẩm dinh dưỡng chế biến từ ngũ cốc cho trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi.
+ QCVN 11-3:2012/BYT: QCKTQG đối với sản phẩm dinh dưỡng công thức mục đích ăn bổ sung cho trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi.
+ QCVN 11-2:2012/BYT: QCKTQG đối với sản phẩm dinh dưỡng công thức mục đích y tế đặc biệt cho trẻ đến 12 tháng tuổi.
- Các chất được sử dụng để bổ sung vào thực phẩm
+ QCVN 3-6:2011/BYT: QCKTQG về các chất được sử dụng để bổ sung Iod vào thực phẩm.
+ QCVN 3-5:2011/BYT: QCKTQG về các chất được sử dụng để bổ sung Magie vào thực phẩm.
+ QCVN 3-4:2010/BYT: QCKTQG về các chất được sử dụng để bổ sung calci vào thực phẩm.
- Thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng
+ QCVN 9-1:2010/BYT: QCKTQG đối với muối Iod.
+ QCVN 9-2:2011/BYT: QCKTQG đối với thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng.
+ QCVN 4-23:2010/BYT: QCKTQG về phụ gia thực phẩm