Tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) là gì? Các thông tư, nghị định, văn bản luật nào quy định việc công bố chất lượng sản phẩm theo TCCS? Các bước công bố TCCS là gì? Thời gian công bố theo tiêu chuẩn cơ sở mất bao lâu?... Hãy đọc bài viết sau của Tâm Đức để tìm câu trả lời nhé.
1. Tiêu chuẩn cơ sở là gì?
Tiêu chuẩn cơ sở ( TCCS) là tiêu chuẩn do tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp và các cơ quan, tổ chức khác công bố để áp dụng trong các hoạt động của tổ chức đó. TCCS do người đứng đầu tổ chức xây dựng và công bố để áp dụng cho các hoạt động của cơ sở và sẽ phải tự chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước và người tiêu dùng về bản công bố TCCS này.
Thường thì không có văn bản nào quy định đầy đủ về sản phẩm cũng như tổ chức phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc công bố chất lượng cho sản phẩm theo TCCS nên tổ chức phải thật kỹ lưỡng, cẩn thận trong việc lựa chọn nhóm sản phẩm, mức chất lượng, chỉ tiêu công bố…
Để đảm bảo xây dựng hồ sơ công bố TCCS hoàn chỉnh, không bị sai, thiếu sót, cần phải căn cứ vào các văn bản luật như sau:
- Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 do Chủ tịch nước công bố ngày 12 tháng 7 năm 2006.
- Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
- Luật chất lượng sản phẩm, hàng hoá số 05/2007/QH12 do Chủ tịch quốc hội công bố ngày 21 tháng 11 năm 2007.
- Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
- Thông tư 11/2021/TT-BKHCN ngày 18 tháng 11 năm 2021 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc “Quy định chi tiết xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn”.
- Nghị định 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về “Nhãn hàng hóa”.
- Nghị định 134/2007/NĐ-CP ngày 15/08/2007 của Chính phủ - quy định về đơn vị đo lường chính thức.
- Thông tư số 05/2019/TT-BKHCN ngày 26/6/2019 của Bộ Khoa học-Công nghệ: quy định chi tiết thi hành một số điều của nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của chính phủ về nhãn hàng hóa
2. Các bước để thực hiện công bố chất lượng một sản phẩm theo TCCS như sau:
2.1. Xác định sản phẩm có thuộc nhóm công bố theo TCCS hay không?
Đây là bước quan trọng nhất. Việc xác định đúng nhóm sản phẩm sẽ giúp cho bạn đi đúng hướng, xây dựng hồ sơ công bố được đúng theo quy định. Tuy nhiên đây cũng là bước khó nhất, vì thực tế có rất nhiều sản phẩm mới ra và hoàn toàn không dễ dàng xác định sản phẩm đó thuộc nhóm nào, khi mà cũng chưa có văn bản, quy định hay thông tư nào hướng dẫn hoặc phân nhóm cho sản phẩm mới (đây là một trong những nguyên nhân khiến bạn cần phải nắm được rất nhiều văn bản luật).
Để xác định đúng nhóm sản phẩm thường căn cứ vào: thành phần sản phẩm, công dụng, mục đích của sản phẩm, các văn bản luật hướng dẫn, kinh nghiệm của người xây dựng hồ sơ công bố…
Đối với các sản phẩm mới, hoặc sản phẩm mà không nằm trong quy định quản lý của cơ quan nào, thông thường sẽ được công bố theo tiêu chuẩn cơ sở (TCCS).
2.2. Xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm cho sản phẩm
Việc xác định các chỉ tiêu kiểm nghiệm phụ thuộc vào việc bạn chọn nhóm sản từ bước 1, sau đó dựa và các TCVN/QCVN cho các nhóm sản phẩm để lên chỉ tiêu kiểm nghiệm. Đối với các sản phẩm chưa có TCVN/QCVN thì phần lớn việc lựa chọn chỉ tiêu kiểm nghiệm phụ thuộc vào kinh nghiêm của người xây dựng hồ sơ công bố và mong muốn của người đứng đầu tổ chức (chủ doanh nghiệp), chẳng hạn như: bạn muốn quảng cáo cho công dụng của sản phẩm nên bạn muốn kiểm nghiêm thêm những chỉ tiêu không bắt buộc.
Việc kiểm thiếu chỉ tiêu cần thiết có thể gây ra các rắc rối sau này với các cơ quan quản lý. Kiểm thừa chỉ tiêu gây tốn kém, lãng phí.
2.3. Xây dựng hồ sơ công bố
Hướng dẫn xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở được quy định trong Chương IV của Thông tư 21/2007/TT-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc “Hướng dẫn xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn”. Tuy nhiên Thông tư 21/2007/TT-BKHCN chỉ hướng dẫn chung, để viết được hồ sơ công bố TCCS chuẩn, đầy đủ thông tin, dễ hiểu thì phụ thuộc nhiều và kinh nghiệm của người xây dựng hồ sơ.
Một trong những điều quan trọng nhất khi xây dựng hồ sơ công bố là xây dựng nội dung ghi nhãn sản phẩm. Nếu bạn ghi nhãn sản phẩm không đúng có thể có một số rủi ro sau:
- Với sản phẩm nhập khẩu có thể không được thông quan;
- Bị các cơ quan quản lý xử phạt được quy định trong nghị định số: 119/2017/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
- Tốn chi phí in lại tem nhãn sản phẩm.
2.4. Ban hành hồ sơ công bố
Sau khi xây dựng hồ sơ công bố, chủ tổ chức/doanh nghiệp ký, đóng dẫu và cùng với kết quả kiểm nghiệm tạo thành một bộ hồ sơ công bố hoàn chỉnh. Tổ chức/doanh nghiệp có thể sử dụng bộ hồ sơ này gửi cho đối tác khi cần hoặc phục vụ thông quan (đối với sản phẩm nhập khẩu),…
3. Quy trình thực hiện công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm tại Tâm Đức
- Khách hàng liên hệ đến Tâm Đức, cung cấp thông tin sản phẩm. Tâm Đức chia sẻ thông tin miễn phí với thông tin nhận được.
- Hướng dẫn toàn diện các thủ tục pháp lý liên quan đến thông tin sản phẩm.
- Sau khi chia sẻ các thông tin đến khách hàng Tâm Đức tiến hành ký hợp đồng.
- Gửi mẫu (sản phẩm khách hàng muốn công bố tiêu chuẩn) đến Trung tâm đo lường chất lượng 3 để kiểm nghiệm.
- Tiến hành xây dựng hồ sơ tiêu chuẩn cơ sở sau khi nhận được kết quả kiểm nghiệm cùng với các thông tin liên quan.
- Hoàn thiện hồ sơ tiêu chuẩn cơ sở và gửi trả hồ sơ đến quý khách hàng.
4. Các thông tin cần thiết để xây dựng một hồ sơ tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm
1. Giấy phép kinh doanh
2. Mẫu sản phẩm để kiểm nghiệm
3. Thông tin về sản phẩm
*Trường hợp là sản phẩm nhập khẩu cần cung cấp thêm bản dịch Tiếng Việt tài liệu liên quan để hoàn thiện hồ sơ
5. Thời gian thực hiện công bố chất lượng sản phẩm
12-15 ngày làm việc bao gồm thời gian kiểm nghiệm mẫu sản phẩm.
6. Những lợi ích khi sử dụng dịch vụ công bố chất lượng sản phẩm tại Tâm Đức
1. MIỄN PHÍ chia sẻ toàn diện các vấn đề liên quan đến thủ tục công bố chất lượng sản phẩm bao gồm: các thủ tục pháp lý doanh nghiệp, tem nhãn sản phẩm, kiểm nghiệm sản phẩm… trước khi ký hợp đồng.
2. Cam kết 100% hoàn thành công việc theo đúng thời hạn
3. Hoàn trả 100% chi phí dịch vụ nếu không hoàn thành công việc theo đúng thời hạn mà lỗi đó đến từ Tâm Đức
4. Hỗ trợ, tư vấn giải pháp cho doanh nghiệp khi có đoàn kiểm tra, hậu kiểm tại cơ sở đã sử dụng dịch vụ tư vấn tại Tâm Đức.
5. Cam kết bảo mật thông tin khách hàng
6. Cam kết không phát sinh thêm chi phí.