Những điều cần biết về chứng nhận hợp quy

27/07/2021    691    4.83/5 trong 6 lượt 
Những điều cần biết về chứng nhận hợp quy
Chứng nhận hợp quy là gì? Có bắt buộc phải chứng nhận hợp quy? Đối tượng chứng nhận hợp quy là gì? Những phương thức nào hay được sử dụng để đáng giá hợp quy?...

1. Chứng nhận hợp quy là gì?

Chứng nhận hợp quy - Chứng nhận phù hợp với quy chuẩn là việc đánh giá, xác nhận sản phẩm hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Chứng nhận hợp quy được thực hiện một cách bắt buộc. Phương thức đánh giá quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho từng đối tượng cụ thể được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Có hai quy chuẩn để áp dụng là Quy chuẩn quốc gia và Quy chuẩn địa phương.

Kết quả đánh giá hợp quy là căn cứ để tổ chức, cá nhân công bố hợp quy, như vậy muốn công bố hợp quy thì cần phải có chứng nhận hợp quy.

2. Đối tượng chứng nhận hợp quy

Đối tượng cần chứng nhận hợp quy là những sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn liên quan đến an toàn sức khỏe hay môi trường (sản phẩm hàng hóa nhóm 2) cần bắt buộc phải chức nhận hợp quy.

3. Các phương thức chứng nhận hợp quy

Về Quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được viết trong Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN vào ngày 12 tháng 12 năm 2012. Thì các phương thức đánh giá chứng nhận hợp quy được phân loại theo 8 phương thức.

Dưới đây là 8 phương thức phân loại hợp quy hiện nay:

- Phương thức 1: Thực hiện thử nghiệm mẫu điển hình.

- Phương thức 2: Thực hiện thử nghiệm mẫu điển hình, đánh giá quá trình sản xuất. Bên cạnh đó là giám sát thông qua thử nghiệm để lấy mẫu trên thị trường.

- Phương thức 3: Thực hiện thử nghiệm mẫu điển hình và sau đó đánh giá quá trình sản xuất. Và thực hiện giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy ở chính tại nơi sản xuất và kết hợp với việc đánh giá quá trình sản xuất sản phẩm.

- Phương thức 4: Thực hiện thử nghiệm mẫu điển hình cùng việc đánh giá quá trình sản xuất. Bên cạnh đó là giám sát thông qua việc thử nghiệm lấy mẫu ngay tại nơi sản xuất và có cả trên thị trường. Và kết hợp với việc đánh giá quá trình sản xuất.

- Phương thức 5: Thực hiện thử nghiệm mẫu điển hình và sau đó đánh giá về quá trình sản xuất. Thực hiện việc giám sát thông qua việc thử nghiệm mẫu lấy ở chính nơi sản xuất hoặc là lấy mẫu ở trên thị trường. Bên cạnh đó vẫn phải kết hợp với việc đánh giá cả quá trình sản xuất.

- Phương thức 6: Thực hiện đánh giá cùng giám sát hệ thống quản lý.

- Phương thức 7: Thực hiện thử nghiệm và đánh giá về lô sản phẩm, hàng hóa.

- Phương thức 8: Chỉ thực hiện thử nghiệm hoặc là thực hiện kiểm định toàn bộ số phản phẩm hay hàng hóa.

Trong những phương thức nêu trên thì phương thứ 5 và phương thức 7 là hai phương thức được sử dụng phổ biến nhất. Nó áp dụng với đa số các loại sản phẩm như thực phẩm, đồ chơi trẻ em, vật liệu xây dựng,…

4. Đơn vị cấp Chứng nhận hợp quy

Chứng nhận hợp quy do tổ chức chứng nhận được chỉ định/cấp phép bởi Bộ KH-CN và/hoặc Cục An toàn lao động (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).

Hiện nay tại Việt Nam có khá nhiều đơn vị được phép cấp Chứng nhận hợp quy, và Tâm Đức là đơn vị tư vấn, là đối tác của một số tổ chức chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy, vì vậy khách hàng sẽ có nhiều sự lựa chọn đơn vị cấp chứng nhận hợp quy khi hợp tác cùng  với Tâm Đức.

 

Để được hỗ trợ thêm, xin vui lòng liên hệ
0933.643.111 (Ms.Bích Phượng)