Thủ tục đăng ký FDA xuất khẩu trái cây đi Mỹ mới nhất

09/09/2022    592    4.67/5 trong 3 lượt 
Thủ tục đăng ký FDA xuất khẩu trái cây đi Mỹ mới nhất
Thủ tục đăng ký FDA xuất khẩu trái cây đi Mỹ có khó không? Những loại trái cây nào được xuất khẩu đi Mỹ?... Hãy đọc bài chia sẻ của Tâm Đức, đơn vị chuyên hỗ trợ đăng ký FDA cho doanh nghiệp, để cùng tìm hiểu nhé.

 Mỹ là thị trường tiềm năng của trái cây Việt khi có tới hơn 330 triệu khách hàng với thu nhập đầu người cao và xu hướng ẩm thực ngày càng chú trọng thành phần rau, quả. Đến nay, Việt Nam có 6 loại trái cây tươi đã chính thức được cấp phép xuất khẩu sang Mỹ gồm xoài, nhãn, vải, thanh long, chôm chôm và vú sữa.

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, nước này có nhu cầu tiêu thụ lớn về trái cây với mỗi năm lên tới 12 triệu tấn. Sản xuất trái cây tươi nội địa của nước này hiện chỉ đáp ứng được 70% nhu cầu, 30% còn lại (tương đương với khoảng 3,6 triệu tấn) là phải nhập khẩu. Đây sẽ là dư địa và cơ hội rất lớn cho trái cây Việt Nam. Doanh nghiệp muốn xuất khẩu trái cây đi Mỹ thì một trong các thủ tục quan trọng nhất là phải đăng ký FDA. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu về cơ quan quản lý FDA cũng như thủ tục đăng ký FDA cho trái cây xuất khẩu đi Mỹ

1. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) là gì?

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm là cơ quan bảo vệ người tiêu dùng toàn diện lâu đời nhất trong chính phủ liên bang Hoa Kỳ. Kể từ năm 1848, chính phủ liên bang đã sử dụng phân tích hóa học để giám sát sự an toàn của các sản phẩm nông nghiệp - một trách nhiệm được Bộ Nông nghiệp kế thừa vào năm 1862 và sau đó là FDA.

Mặc dù nó không được biết đến với tên hiện tại cho đến năm 1930, các chức năng quản lý hiện đại của FDA đã bắt đầu bằng việc thông qua Đạo luật Thực phẩm và Thuốc tinh khiết năm 1906, một đạo luật cấm thương mại giữa các tiểu bang đối với thực phẩm và thuốc bị pha trộn và dán nhãn sai. Harvey Washington Wiley, Trưởng phòng Hóa học của Cục Hóa học USDA, là động lực đằng sau đạo luật này và đứng đầu việc thực thi luật này trong những năm đầu, cung cấp các yếu tố bảo vệ cơ bản mà người tiêu dùng chưa từng biết đến trước đó.

Kể từ đó, FDA đã thay đổi cùng với những thay đổi về xã hội, kinh tế, chính trị và luật pháp ở Hoa Kỳ. Việc xem xét lịch sử của những thay đổi này cho thấy vai trò ngày càng tăng của FDA trong việc thúc đẩy sức khỏe cộng đồng và đưa ra các bài học để xem xét khi chúng tôi đánh giá các thách thức quy định hiện tại.

2. Sứ mệnh của FDA?

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm chịu trách nhiệm bảo vệ sức khỏe cộng đồng bằng cách đảm bảo an toàn, hiệu quả và an ninh của thuốc, chế phẩm sinh học và thiết bị y tế cho người và thú y; và bằng cách đảm bảo sự an toàn của nguồn cung cấp thực phẩm, mỹ phẩm và các sản phẩm phát ra bức xạ của quốc gia.

FDA cũng có trách nhiệm quản lý việc sản xuất, tiếp thị và phân phối các sản phẩm thuốc lá để bảo vệ sức khỏe cộng đồng và giảm thiểu việc sử dụng thuốc lá ở trẻ vị thành niên.

FDA chịu trách nhiệm thúc đẩy sức khỏe cộng đồng bằng cách giúp đẩy nhanh các đổi mới để làm cho các sản phẩm y tế hiệu quả hơn, an toàn hơn và giá cả phải chăng hơn và bằng cách giúp công chúng nhận được thông tin chính xác, dựa trên khoa học mà họ cần để sử dụng các sản phẩm y tế và thực phẩm để duy trì và cải thiện sức khỏe của họ.

FDA cũng đóng một vai trò quan trọng trong khả năng chống khủng bố của Quốc gia. FDA thực hiện trách nhiệm này bằng cách đảm bảo an ninh của nguồn cung cấp thực phẩm và bằng cách thúc đẩy phát triển các sản phẩm y tế để ứng phó với các mối đe dọa sức khỏe cộng đồng có chủ ý và đang nổi lên một cách tự nhiên.

3. Hoạt động chính của FDA:

FDA là cơ quan chịu trách nhiệm chính cho việc bảo vệ và thúc đẩy sức khỏe cộng đồng. Họ ban hành các quy định và giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm và dược phẩm tại Quốc gia của mình. Những sản phẩm được FDA quy định về chất lượng có thể kể đến gồm:

- Thực phẩm

- Thuốc lá

- Thực phẩm chức năng

- Sản phẩm bổ sung chế độ ăn uống

- Dược phẩm theo toa hoặc không theo toa

- Vắc-xin

- Truyền máu

- Thiết bị y tế

- Thiết bị phát bức xạ điện từ

- Các sản phẩm liên quan đến Thú y

Ngoài ra, FDA còn quy định một số luật không liên quan trực tiếp đến Thực phẩm và dược phẩm. Có thể kể đến bao gồm:

- Quy định vệ sinh môi trường du lịch giữa các bang

- Kiểm soát dịch bệnh trên những loại sản phẩm khác nhau

- Kiểm soát dịch bệnh từ vật nuôi hộ gia đình, cơ sở kinh doanh

- Hoặc họ sẽ giám sát và đánh giá việc hiến tinh trùng hỗ trợ sinh sản…

4. Những hàng hóa được miễn trừ không cần xin giấy chứng nhận FDA

- Thực phẩm được làm ra bởi cá nhân

- Hàng hóa được gửi đi Mỹ dưới dạng quà tặng cá nhân

- Hàng cá nhân gửi tới cá nhân theo hình thức phi mậu dịch

- Mẫu thực phẩm phi tiêu thụ có giá dưới 200USD. Đây là những món hàng bạn cần chứng minh nó là hàng mẫu, gửi đến các cơ sở sản xuất thực phẩm hoặc phòng thí nghiệm.

XEM THÊM: ĐĂNG KÝ FDA CHO KHẨU TRANG

5. Nếu không đăng ký hoặc gia hạn thì hậu quả như thế nào?

Nếu cơ sở thực phẩm không thực hiện việc đăng ký và gia hạn đăng ký với FDA theo quy định sẽ bị từ chối nhập khẩu theo quy định tại phần  801(l) Luật mỹ phẩm, dược phẩm và thực phẩm (FD&C Act).

Cũng theo luật của Liên Bang, Chính phủ Mỹ có thể truy tố trước Pháp Luật những doanh nghiệp, cá nhân vi phạm Đạo Luật này.

Trong trường hợp đây là hàng nước ngoài nhập khẩu vào Mỹ, nếu vi phạm thì tất cả hàng hoá sẽ bị giữ tại cảng dưới sự quản lý của FDA & CBP (Bureau of Customs and Border Protection) và được xử lý theo điều (section) 801(m)(1) và quy định của Liên Bang. Chủ hàng phải chịu toàn bộ phí phát sinh cho việc lưu kho và di dời, thanh lý loại hàng này.

6. Quy định về việc đăng ký FDA với trái cây xuất khẩu đi Mỹ 

Đối với trái cây khi đăng ký với cơ quan FDA sẽ xếp vào mục trong nhóm thực phẩm, mục: 

“17. FRUIT AND FRUIT PRODUCTS: a. Fresh Cut Produce   b. Raw Agricultural Commodities  c. Other Fruit and Fruit Products “

Quy định cụ thể việc đăng ký FDA cho nhóm thực phẩm như sau:

- Đăng ký cơ sở thực phẩm FFR (Food Facility Registration) hay còn được gọi tắt là “đăng ký FDA” (FDA registration) là quy định do Cục quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) ban hành. Theo đó, FDA bắt buộc các các cơ sở sản xuất, chế biến, đóng gói hoặc lưu giữ thực phẩm (cho người và động vật) và thực phẩm bổ sung để tiêu thụ tại Mỹ, trừ một số trường hợp theo quy định tại 21 CFR 1.226, phải đăng ký với FDA để được cấp mã số FFR trước khi nhập khẩu hàng vào Mỹ.

- Đồng thời với việc đăng ký FFR, FDA còn yêu cầu cơ sở đăng ký cam kết cho phép FDA thanh tra cơ sở theo cách thức quy định tại Luật mỹ phẩm, dược phẩm và thực phẩm (FD&C Act). Cũng theo quy định của FD&C Act, các cơ sở thực phẩm phải có nghĩa vụ đăng ký gia hạn cơ sở mỗi hai năm vào các năm chẵn. 

XEM THÊM: ĐĂNG KÝ FDA CHO MỸ PHẨM

7. Khách hàng cần cung cấp khi đăng ký FDA xuất khẩu trái cây

Tài liệu đăng ký FDA bao gồm:

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

- Địa chỉ nhà máy sản xuất.

- Thông tin liên hệ văn phòng đại diện tại Mỹ.

- Thông tin người làm việc và chịu trách nhiệm chính về FDA.

- Thông tin khác (tùy trường hợp)

chung-nhan-fda-cho-thuc-pham
Mẫu chứng nhận FDA ch thực phẩm

8. Thời gian đăng ký FDA cho trái cây

a) Nếu khách có số DUNS rồi thì thời gian đăng ký khoảng 5-10 ngày

Thời gian thực hiện đăng ký:

• 1-2 ngày để hoàn tất đăng ký (FDA xác minh số DUNS).

• Thêm 3-7 ngày để FDA cấp số đăng ký.

b) Nếu KH chưa có số DUNS thời gian đăng ký khoảng 2-4 tuần

- Thời gian khai báo lô hàng là trong vòng 15 ngày trước khi hàng đến Mỹ.

Ghi chú: Trường hợp đối tượng đăng ký là thực phẩm đóng hộp, đóng lon có chất lỏng, chất sệt phải đăng ký thêm FCE theo quy định.

Ở trên là những thông tin quan trọng về FDA giúp quý khách có thể hiểu rõ hơn về chứng nhận này. Nếu quý khách có nhu cầu gửi hàng đi Mỹ thì FDA là một trong những giấy tờ quan trong nhất. Do đó, nếu cần hỗ trợ gì về việc đăng ký FDA, hãy LIÊN HỆ NGAY đt/zalo 0933.643.111 (Ms.Bích Phượng) để được hỗ trợ MIỄN PHÍ

 

Để được hỗ trợ thêm, xin vui lòng liên hệ
0933.643.111 (Ms.Bích Phượng)