Đối tượng nào phải thực hiện cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm?

06/09/2022    659    4.67/5 trong 3 lượt 
Đối tượng nào phải thực hiện cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm?
Những cơ sở sản xuất, kinh doanh nào phải thực hiện cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm? Mẫu cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm như thế nào? Nội dung cam kết là gì?... Hãy cùng Tâm Đức tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Bản cam kết an toàn thực phẩm là giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương với giấy phép an toàn thực phẩm để chứng minh rằng cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã đáp ứng các điều kiện quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm và được tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh trên thị trường.

Tùy từng loại hình, lĩnh vực hoạt động của cơ sở mà sẽ phân cấp quản lý bởi các cơ quan quản lý khác nhau. Phân chia theo Bộ ngành thì có ba lĩnh vực như: Lĩnh vực Y tế, lĩnh vực Công Thương, lĩnh vực Nông nghiệp. Nếu phân chia theo cấp quản lý thì sẽ có ba cấp quản lý là: UBND thành phố/tỉnh, UBND quận/huyện, UBND phường/xã. 

Sau đây Tâm Đức xin phân chia theo lĩnh vực quản lý Bộ ngành để khách hàng hiểu rõ loại hình sản xuất kinh doanh của mình thuộc lĩnh vực nào, để từ đó sử dụng mẫu bản Cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm theo đúng quy định.

1. Lĩnh vực Y tế

Theo nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm thì tại Chương V, điều 12 có ghi rõ như sau: 

Các cơ sở sau đây không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:

a) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;

b) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;

c) Sơ chế nhỏ lẻ;

d) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;

đ) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;

e) Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;

g) Nhà hàng trong khách sạn;

h) Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;

i) Kinh doanh thức ăn đường phố;

k) Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

Như vậy ngoại trừ các cơ sở ở khoản (k) ở trên, thì các cơ sở còn lại tuy không cần phải xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng muốn hoạt động sản xuất kinh doanh thì cần phải làm bản cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm.

Nội dung cam kết

- Nội dung cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở dịch vụ ăn uống như sau: 

(1) Cơ sở tuân thủ đầy đủ các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, nguồn nước sạch để chế biến thức ăn, nước đá sạch.

(2) Chủ cơ sở và người trực tiếp cung cấp dịch vụ ăn uống có đủ Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm; kết quả khám sức khoẻ và phiếu xét nghiệm cấy phân theo quy định.

(3) Cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm với cơ quan chức năng có thẩm quyền của địa phương theo đúng quy định.

Mẫu cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở dịch vụ ăn uống

Nội dung cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu và sản phẩm thực phẩm như sau: 

“Chúng tôi cam kết bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu thực phẩm và sản phẩm thực phẩm do cơ sở sản xuất, kinh doanh và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước người tiêu dùng và cơ quan quản lý nhà nước về những vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.”

Mẫu cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu và sản phẩm thực phẩm

Một số loại hình kinh doanh thuộc sự quản lý của Bộ Y tế như:

- Nhà hàng trong khách sạn

- Bếp ăn tập thể không có đăng ký nghành nghề kinh doanh thực phẩm

- Kinh doanh thức ăn đường phố 

- Kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định

2. Lĩnh vực Công thương

Theo Nghị định số 17/2020/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công thương, tại Chương IV: Lĩnh vực kinh doanh thực phẩm, khoản 2 có ghi rõ như sau:

“2. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không thuộc đối tượng phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:

a) Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Luật An toàn thực phẩm;

b) Đối tượng được quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 12 của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm:

Thực hiện việc gửi bản cam kết đến cơ quan có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp quản lý về an toàn thực phẩm trên địa bàn.”

Như vậy, tương tự như lĩnh vực Y tế, các cơ sở: Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ; Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định; Sơ chế nhỏ lẻ; Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ; Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn thuộc lĩnh vực Công thương sẽ phải làm bản cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm.

Mẫu bản cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất/kinh doanh thực phẩm ngành Công Thương

Mẫu bản cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm trong kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn ngành Công Thương

Một số loại hình kinh doanh thuộc sự quản lý của Bộ Công thương như:

- Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn

- Kinh doanh bánh mứt kẹo (bánh dừa các loại) 

- Sản xuất hủ tiếu

- Sản xuất bánh bao

- Sản xuất và bán các loại bánh mì, bánh ngọt

- Sản xuất bánh trung thu, bánh ngọt, kẹo, mứt, bánh dẻo

- Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn (nguyên liệu nấu trà sữa)

- Sản xuất, kinh doanh kem

- Sản xuất bánh, mứt, kẹo

- Sản xuất và bán bánh khọt

- Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn

- Kinh doanh sản phẩm gia công sản xuất bởi 1 đơn vị khác

3. Lĩnh vực Nông nghiệp 

Theo Thông tư số17/2018/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định phương thức quản lý điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bao gồm:

a) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;

b) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định, trừ tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên;

c) Sơ chế nhỏ lẻ;

d) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;

đ) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn

Như vậy các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc các loại hình trên cần phải đăng ký bản cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm trước khi tham gia thị trường.

Mẫu bản cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản 

Một số loại hình kinh doanh thuộc sự quản lý của Bộ Nông nghiệp như:

- Kinh doanh sơ chế rau củ quả

- Kinh doanh gạo và các thực phẩm bao gói sẵn 

- Kinh doanh Thủy hải sản

- Mua bán thịt bò, thực phẩm đông lạnh: Thịt trâu, thịt bò, thịt heo, thịt gà, hải sản

- Sơ chế, đóng gói: thịt gà, thịt bò, thịt heo, hải sản

- Chế biến: thịt bò, thịt heo, thịt gà, thủy hải sản, xốt

- Bán hải sản, ruốc khô, cá khô

- Mua bán thực phẩm từ thịt gia súc, gia cầm, bò viên, cá viên, tôm viên, tương ớt

- Mua bán hàng thực phẩm đông lạnh, thực phẩm tươi sống

- Kinh doanh bánh tráng, snack da cá, hạt hạnh nhân, snack rong biển, gia vị rắc cơm từ rong biển

- Kinh doanh vịt quay, heo quay

- Kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản nhỏ lẻ,

- Bán lẻ lòng heo, thịt heo

- Mua bán trái cây….

 

Để được hỗ trợ thêm, xin vui lòng liên hệ
0933.643.111 (Ms.Bích Phượng)