Làm sao để xin được chứng nhận HACCP?

04/11/2020    685    2.5/5 trong 2 lượt 
Làm sao để xin được chứng nhận HACCP?
Tiêu chuẩn HACCP là gì? Lợi ích khi doanh nghiệp đạt chứng nhận HACCP là gì? Mất bao lâu để xin được chứng nhận HACCP? Hãy đọc bài chia sẻ sau của chúng tôi nhé.

1. Tiêu chuẩn HACCP là gì?

HACCP là gì? HACCP là viết tắt của cụm từ Hazard Analysis and Critical Control Point System. Nghĩa là “Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn”. Đây là một hệ thống về quản lý an toàn thực phẩm được thiết kế dựa trên việc xác định, phân tích, đánh giá cũng như kiểm soát mọi mối nguy có ảnh hưởng tới mức độ an toàn vệ sinh của thực phẩm. 

HACCP là một công cụ kiểm soát rủi ro về an toàn thực phẩm được thừa nhận trên phạm vi toàn thế giới. Với HACCP, doanh nghiệp có thể chủ động kiểm soát được mọi vấn đề, yếu tố có thể gây tác động tiêu cực tới mức độ an toàn của thực phẩm. Từ đó, đảm bảo đưa đến cho người tiêu dùng những thực phẩm thực sự an toàn và không gây nguy hại tới sức khỏe con người.

HACCP được nhiều nước trên thế giới quy định bắt buộc áp dụng trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm. Uỷ ban Tiêu chuẩn Thực phẩm quốc tế (CODEX) cũng khuyến cáo việc nên áp dụng HACCP.

2. Đối tượng áp dụng tiêu chuẩn HACCP

Tiêu chuẩn HACCP được áp dụng rộng rãi ở mọi lĩnh vực thuộc ngành công nghiệp thực phẩm. Nói cách khác, dù doanh nghiệp của bạn tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào chuỗi cung ứng thực phẩm thì đều có thể áp dụng HACCP trong việc quản lý an toàn thực phẩm.

Đồng thời, HACCP cũng dành cho tất cả các nhà sản xuất hay các doanh nghiệp thực phẩm muốn chứng minh khả năng của mình trong việc cung cấp những thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh cho người tiêu dùng. Cũng như chứng minh được khả năng đáp ứng được các yêu cầu của luật định, quy định hiện hành của quốc gia cùng quốc tế về thực phẩm.

tu-van-chung-nhan-HACCP

3. Lợi ích khi doanh nghiệp đạt chứng nhận HACCP

Khi đạt được chứng nhận HACCP, doanh nghiệp sẽ đạt được nhiều lợi ích thiết thực, điển hình như: 

- Không cần phải chứng nhận cơ sở đạt đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Nghị định số 15/2018/NĐCP quy định như sau: 

Điều 12. Cơ sở không thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:

k) Cơ sở đã được cấp một trong các loại giấy chứng nhận: GMP, HACCP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000 hoặc tương đương còn hiệu lực.

- Tạo dựng lòng tin cho khách hàng cùng các đối tác về mức độ an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩm của các sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh.

- Là bằng chứng chứng minh doanh nghiệp thực hiện các cam kết về an toàn thực phẩm.

- Là cơ sở để doanh nghiệp giám sát hệ thống an toàn thực phẩm một cách toàn diện, có sẵn các hành động khắc phục, phòng ngừa, cải tiến thích hợp.

- Là tiền đề để doanh nghiệp thực hiện thương mại quốc tế do HACCP là một tiêu chuẩn được thừa nhận quốc tế.

4. Các vấn đề cần chuẩn bị khi triển khai HACCP

Cũng giống như ISO 22000, trước khi triển khai HACCP. Doanh nghiệp cần phải đảm bảo một số điều cơ bản. Doanh nghiệp cần xem xét lại điều kiện nhà xưởng, trang thiết bị và con người trước khi tiến hành áp dụng HACCP.  Nếu Doanh nghiệp chưa đáp ứng được các yêu cầu cơ bản về vệ sinh an toàn thực phẩm thì phải phải sửa chữa, nâng cấp… Để áp dụng thành công hệ thống HACCP, doanh nghiệp cần phải chú ý các yêu cầu cơ bản như sau:

4.1 Cam kết của lãnh đạo:

Lãnh đạo doanh nghiệp phải cam kết đối với việc triển khai áp dụng hệ thống HACCP. Lãnh đạo phải thông qua đảm bảo cung cấp kịp thời các nguồn lực cần thiết theo các yêu cầu đảm bảo an toàn thực phẩm.

4.2 Yếu tố con người:

Nhân sự quản lý chủ chốt phải được đào tạo các kiến thức về sản phẩm và quá trình sản xuất. Ngoài ra họ cần có kinh nghiệm thực tế và hiểu biết về các nguyên tắc của HACCP.

4.3 Nhà xưởng và trang thiết bị:

Nhà xưởng; trang thiết bị sản xuất đóng một vai trò quan trọng trong việc đáp ứng các yêu cầu của pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm.

5. Nguyên tắc của hệ thống HACCP

Hệ thống HACCP có 7 nguyên tắc sau đây:

- Nguyên tắc 1: Tiến hành phân tích mối nguy.

- Nguyên tắc 2: Xác định những điểm kiểm soát tới hạn (CCP).

- Nguyên tắc 3: Thiết lập những giới hạn tới hạn.

- Nguyên tắc 4: Thiết lập hệ thống kiểm soát giám sát cho từng CCP.

- Nguyên tắc 5: Thiết lập những hành động khắc phục cần thực hiện khi có CCP nào đó không được kiểm soát.

- Nguyên tắc 6: Thiết lập những thủ tục xác nhận nhằm khẳng định hệ thống HACCP hoạt động hữu hiệu.

- Nguyên tắc 7: Lập tài liệu về mọi thủ tục và hồ sơ đối với những nguyên tắc này và việc ứng dụng chúng.

6. Hiệu lực của chứng nhận HACCP

Hiệu lực của giấy chứng nhận HACCP sẽ là 3 năm kể từ ngày cấp. Trong 3 năm này, tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá giám sát hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của doanh nghiệp định kỳ mỗi năm một lần. Tùy vào kết quả đánh giá mà tổ chức chứng nhận có thế quyết định duy trì hiệu lực hoặc thu hồi giấy chứng nhận. 

Các trường hợp bị thu hồi thường là do doanh nghiệp không áp dụng và vận hành hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn HACCP. Điều này không chỉ khiến giấy chứng nhận HACCP mất đi giá trị. Mà còn khiến cho doanh nghiệp hoạt động trì trệ hơn, thậm chí là vận hành sai làm ảnh hưởng đến mức độ an toàn của thực phẩm. Dẫn đến nhiều hệ lụy như phải thu hồi sản phẩm, khách hàng khiếu nại,... làm xấu đi uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp trong mắt đối tác, khách hàng.

7. Mất bao lâu để xin được chứng nhận HACCP?

Tùy thuộc vào thực trạng của mỗi doanh nghiệp và việc xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn HACCP sẽ cần những khoảng thời gian khác nhau. Thông thường, các doanh nghiệp sẽ mất từ 3 - 6 tháng để xây dựng và triển khai. 

Sau khi xây dựng hoàn thiện hệ thống và đăng ký đánh giá, sẽ có tổ chức chứng nhận cử các chuyên gia có trình độ chuyên môn phù hợp tới để đánh giá hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. 

Khi hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được đánh giá là phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn HACCP, doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận sau đó vài ngày.

 

Để được hỗ trợ thêm, xin vui lòng liên hệ
0933.643.111 (Ms.Bích Phượng)