Tư vấn Chứng nhận HACCP tại Hồ Chí Minh và trên toàn quốc

13/07/2021    1.589    4.92/5 trong 6 lượt 
Tư vấn Chứng nhận HACCP tại Hồ Chí Minh và trên toàn quốc
Bạn đang muốn xin chứng nhận HACCP mà chưa biết lựa chọn tổ chức nào? Chi phí và thời gian cấp chứng chỉ HACCP? Đơn vị nào được phép cấp chứng nhận HACCP?... Hãy cùng Tâm Đức tìm hiểu ở bài viết sau.

1. Tổng quan về HACCP

HACCP là từ viết tắt của Hazard Analysis and Critical Control Point trong tiếng Anh và có nghĩa là “hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn”, hay “hệ thống phân tích, xác định và tổ chức kiểm soát các mối nguy trọng yếu trong quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm”. Đây là các nguyên tắc và phương pháp phân tích các mối nguy đối với an toàn thực phẩm do Ủy ban CODEX (tổ chức do FAO và WHO thành lập) phát triển. HACCP được thực hiện trên toàn thế giới và áp dụng cho tất cả ngành sản xuất thực phẩm, đồ uống. Tại Việt Nam, tiêu chuẩn HACCP được ban hành là TCVN 5603:1998. 

Chứng chỉ HACCP là hoạt động đánh giá, xác nhận một tổ chức/doanh nghiệp đã xây dựng và áp dụng hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn phù hợp với các yêu cầu, nguyên tắt được HACCP đặt ra. Khi kết quả đánh giá là phù hợp sau quá trình thẩm xét hồ sơ đánh giá, tổ chức/doanh nghiệp đó sẽ được cấp chứng chỉ HACCP (còn gọi là giấy chứng nhận HACCP).

2. Đối tượng áp dụng HACCP

HACCP được thực hiện trên toàn thế giới và áp dụng cho các ngành sau:

- Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thủy sản, nguyên liệu, thức ăn chăn nuôi…;

- Các cơ sở sản xuất chế biến, khu chế xuất, thức ăn công nghiệp;

- Cơ sở dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn và các tổ chức hoạt đông liên quan đến thực phẩm.

3. Lý do doanh nghiệp xin chứng nhận HACCP

3.1. Đạt chứng nhận HACCP doanh nghiệp không phải xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Theo nghị định số 15/2018/NĐCP tại điều 12:

Điều 12. Cơ sở không thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:

k) Cơ sở đã được cấp một trong các loại giấy chứng nhận: GMP, HACCP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000 hoặc tương đương còn hiệu lực.

Điều này có thể hiểu là một khi các tổ chức/doanh nghiệp đã được cấp chứng nhận hệ thống HACCP thì sẽ không cần giấy chứng nhận cơ sở đạt đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

3.2. Nâng cao uy tín doanh nghiệp, tạo niềm tin với khách hàng

- Việc đạt chứng nhận HACCP giúp doanh nghiệp kiếm soát mối nguy, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng tính cạnh tranh, khả năng chiếm lĩnh và mở rộng thị trường, đặc biệt đối với thực phẩm xuất khẩu.

- Doanh nghiêp được  phép in trên nhãn dấu chứng nhận phù hợp hệ thống HACCP giúp tăng khả năng cạnh tranh và tiếp thị, tạo lòng tin với người tiêu dùng và bạn hàng. Là cơ sở đảm bảo điều kiện thuận lợi cho việc đàm phán, ký kết hợp đồng thương mại trong nước cũng như xuất khẩu và là cơ sở của chính sách ưu tiên đầu tư, đào tạo của Nhà nước cũng như các đối tác nước ngoài.

- Việc doanh nghiệp kiếm soát mối nguy giúp giảm chi phí khi giảm sản phẩm lỗi, hỏng đồng thời là tiền đề để cải tiến quy trình sản xuất nâng cao hiệu suất lao động.

- Ngoài ra, chứng nhận HACCP  là bằng chứng chứng minh doanh nghiệp của bạn thực hiện các cam kết về an toàn thực phẩm.

tu-van-chung-nhan-HACCP

4. Đơn vị nào được phép cấp chứng nhận HACCP

Tổ chức chứng nhận HACCP phải là các đơn vị được chỉ định, cấp phép của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất Lượng, Bộ KH-CN trong lĩnh vực chứng nhận. Tổ chức chứng nhận phải là cơ quan độc lập với đơn vị tư vấn áp dụng tiêu chuẩn HACCP. Tại Việt Nam, hiện nay có rất nhiều tổ chức chứng nhận để doanh nghiệp bạn có thể lựa chọn, ngoài ra còn có cả các Tổ chức chứng nhận nước ngoài đăng ký hoạt động tại Việt Nam.

5. Quy trình thực hiện việc lập hồ sơ thủ tục cấp giấy chứng nhận tại Tâm Đức:

- Tiếp nhận thông tin: Tâm Đức tiếp nhận thông tin sơ bộ của khách hàng và phân tích yêu cầu. Sau đó chuyển tới chuyên viên tư vấn.

- Tư vấn dịch vụ: Chuyên viên tư vấn Tâm Đức trao đổi với khách hàng về quy trình thực hiện, báo giá, thương lượng hợp đồng và ký kết hợp đồng.

- Triển khai dịch vụ: Bộ phận kế hoạch của Tâm Đức sẽ lập chương trình làm việc và điều phối chuyên gia tư vấn. Chuyên gia tư vấn sẽ thực hiện các công việc: Khảo sát chi tiết, xây dựng hệ thống, tài liệu, đào tạo. 

- Đánh giá chứng nhận: Sau quá trình tư vấn, Tâm Đức sẽ thay mặt khách hàng để đăng ký chứng nhận với tổ chức chứng nhận có thẩm quyền và Uy tín. 

- Trao giấy chứng nhận: Sau quá trình đánh giá phù hợp: Tâm Đức sẽ giao lại giấy chứng nhận tới Quý công ty. 

- Giám sát định kỳ: Trước thời gian giám sát thường niên, Tâm Đức sẽ thông báo tới khách hàng trước 1 tháng và hỗ trợ những thủ tục cần thiết.

6. Chi phí và thời gian cấp chứng nhận HACCP

- Chi phí để cấp chứng nhận HACCP phù thuộc vào quy mô và sản phẩm của từng đơn vị cũng như tổ chức cấp chứng nhận mà khách hàng lựa chọn.

- Thời gian cấp chứng nhận HACCP dưới 6 tháng

7. Tại sao doanh nghiệp chọn Tâm Đức khi tư vấn HACCP

- Linh hoạt: Tâm Đức không phải là đơn vị cấp chứng nhận HACCP, tuy nhiên Tâm Đức là đơn vị tư vấn, là đối tác của nhiều đơn vị cấp cấp chứng nhận HACCP uy tín từ trong nước đến nước ngoài. Vì vậy Tâm Đức sẽ giúp khác hàng lựa chọn đúng mong muốn và nhu cầu khi xin chứng nhận HACCP.

- Uy tín: Tâm Đức chỉ lựa chọn các tổ chức cấp chứng nhận HACCP uy tín

- Chi phí hợp lý: với mong muốn đồng hành cùng doanh nghiệp, mức phí mà Tâm Đức báo cho khách hàng tương đương với mức phí mà các tổ chức 

 

Những câu hỏi thường gặp

1. HACCP là gì? Chứng nhận HACCP là gì?

HACCP là từ viết tắt của Hazard Analysis and Critical Control Point trong tiếng Anh và có nghĩa là “hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn”, hay “hệ thống phân tích, xác định và tổ chức kiểm soát các mối nguy trọng yếu trong quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm”. Đây là các nguyên tắc và phương pháp phân tích các mối nguy đối với an toàn thực phẩm do Ủy ban CODEX (tổ chức do FAO và WHO thành lập) phát triển. HACCP được thực hiện trên toàn thế giới và áp dụng cho tất cả ngành sản xuất thực phẩm, đồ uống. Tại Việt Nam, tiêu chuẩn HACCP được ban hành là TCVN 5603:1998.

Chứng nhận HACCP là hoạt động đánh giá, xác nhận một tổ chức/doanh nghiệp đã xây dựng và áp dụng hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn phù hợp với các yêu cầu, nguyên tắt được HACCP đặt ra. Khi kết quả đánh giá là phù hợp sau quá trình thẩm xét hồ sơ đánh giá, tổ chức/doanh nghiệp đó sẽ được cấp chứng chỉ HACCP (còn gọi là giấy chứng nhận HACCP).

2. Tổ chức, cơ quan nào được phép cấp chứng nhận HACCP?

Tổ chức chứng nhận HACCP phải là các đơn vị được chỉ định, cấp phép của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất Lượng, Bộ KH-CN trong lĩnh vực chứng nhận. Tổ chức chứng nhận phải là cơ quan độc lập với đơn vị tư vấn áp dụng tiêu chuẩn HACCP. Tại Việt Nam, hiện nay có rất nhiều tổ chức chứng nhận để doanh nghiệp bạn có thể lựa chọn, ngoài ra còn có cả các Tổ chức chứng nhận nước ngoài đăng ký hoạt động tại Việt Nam.

3. Chi phí và thời gian cấp chứng nhận HACCP

- Chi phí để cấp chứng nhận HACCP phù thuộc vào quy mô và sản phẩm của từng đơn vị cũng như tổ chức cấp chứng nhận mà khách hàng lựa chọn.
- Thời gian cấp chứng nhận HACCP dưới 6 tháng.
Để được hỗ trợ thêm, xin vui lòng liên hệ
0933.643.111 (Ms.Bích Phượng)

Công ty Tâm Đức