Đối tượng phải xin, đối tượng được miễn cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm mới nhất

05/09/2022    489    5/5 trong 1 lượt 
Đối tượng phải xin, đối tượng được miễn cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm mới nhất
Đối tượng nào phải xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP? Đối tượng được miễn xin giấy chứng nhận ATTP? Cơ quan nào quản lý cấp phép xin giấy chứng nhận ATTP?

 Cơ quan quản lý cấp phép

Phân loại theo lĩnh vực thì có ba cơ quan quản lý là lĩnh vực Y tế, lĩnh vực Công thương và lĩnh vực Nông nghiệp. Nếu phân loại theo cấp quản lý thì có ba cấp là: cấp bộ/cục, cấp tỉnh/thành phố và cấp quận/huyện.

Cơ sở pháp lý

Các văn bản luật liên quan:

- Nghị định 15/2018/NĐ-CP

- Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT

- Nghị định số 155/2018/NĐ-CP

- Nghị định 17/2020/NĐ-CP

- Luật An toàn thực phẩm: 55/2010/QH12

- Các văn bản luật khác liên quan tùy từng lĩnh vực

XEM THÊM: THỦ TỤC XIN GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN ATTP

1. Lĩnh vực Nông nghiệp

- Các công ty sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như: 

- Ngũ cốc (Trừ các sản phẩm dạng bột, tinh bột và chế biến từ bột, tinh bột)

- Thịt và các sản phẩm từ thịt

- Thủy sản và sản phẩm thủy sản

- Rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả

- Trứng và các sản phẩm từ trứng

- Sữa tươi nguyên liệu

- Mật ong và các sản phẩm từ mật ong

- Muối,

- Gia vị

- Đường

- Chè

- Cà phê

- Ca cao

- Tiêu

- Điều

- Nông sản thực phẩm khác

=> Cơ quan cấp tỉnh, thành phố quản lý (Ban quản lý ATTP)

=> Văn bản áp dụng: Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT

2. Lĩnh vực Công thương

Các công ty sản xuất, kinh doanh các loại như: 

- Rượu, 

- Bia, 

- Nước giải khát, 

- Sữa chế biến, 

- Dầu thực vật, 

- Bột, 

- Tinh bột, 

- Bánh, 

- Mứt, 

- Kẹo.

- Cơ sở bán buôn, bán lẻ thực phẩm.

=> Cơ quan cấp tỉnh, thành phố quản lý (Ban quản lý ATTP)

=> Văn bản áp dụng Nghị định 17/2020/NĐ-CP

3. Lĩnh vực Y tế

3.1 Các công ty/hộ kinh doanh sản xuất, kinh doanh thực phẩm:

- Cơ sở sản xuất nước uống đóng chai, Nước khoáng thiên nhiên, 

- Nước đá dùng liền, 

- Nước đá dùng để chế biến thực phẩm, Cơ sở sản xuất thực phẩm bổ sung, 

- Thực phẩm dinh dưỡng y học, 

- Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, 

- Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi, 

- Phụ gia, 

- Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, 

- Các vi chất bổ sung vào thực phẩm

=> Cơ quan cấp tỉnh, thành phố quản lý (Ban quản lý ATTP)

=> Văn bản áp dụng Nghị định 17/2020/NĐ-CP

3.2 Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống:

Nhà hàng, cửa hàng, bếp ăn tập thể, suất ăn công nghiệp

=> Cơ quan cấp tỉnh, thành phố quản lý (Ban quản lý ATTP) quản lý cấp phép cho công ty; Cơ quan cấp quận, huyện quản lý (UBND quận, huyện) quản lý cấp phép cho Hộ kinh doanh

=> Văn bản áp dụng Nghị định số 155/2018/NĐ-CP

4. Đối tượng được miễn xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh được cấp các giấy chứng nhận như: Thực hành sản xuất tốt (GMP); Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP);  Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000; Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS); Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC); Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương,… thì không cần phải đăng ký xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP

Ngoài ra các cơ sở sản xuất, kinh doanh sau đây cũng không phải đăng ký xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, tuy nhiên cơ sở phải làm cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm:

- Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ

- Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định

- Sơ chế nhỏ lẻ

- Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ

- Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn

- Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm

- Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm

- Kinh doanh thức ăn đường phố

 

Để được hỗ trợ thêm, xin vui lòng liên hệ
0933.643.111 (Ms.Bích Phượng)