Hướng dẫn công bố chất lượng khoai tây chiên

23/07/2021    1.104    5/5 trong 5 lượt 
Hướng dẫn công bố chất lượng khoai tây chiên
Việc công bố chất lượng khoai tây chiên không chỉ giúp doanh nghiệp đưa sản phẩm ra thị trường một cách hợp pháp mà còn giúp doanh nghiệp khẳng định chất lượng cũng như chứng minh chất lượng sản phẩm của mình. Sau đây Tâm Đức xin chia sẻ các bước cũng như thành phần hồ sơ để công bố chất lượng sản phẩm khoai tây chiên.

 Cơ sở pháp lý: 

Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010.

Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm, Nghị định số 15/2018/ NĐ – CP Ngày 2 tháng 2 năm 2018

1. Quy trình Tâm Đức thực hiện dịch vụ đăng ký bản công bố chất lượng sản phẩm Khoai tây chiên:

1. Tiếp nhận thông tin, chia sẻ và hỗ trợ Doanh nghiệp chuẩn bị các hồ sơ pháp lý liên quan tới việc đăng ký bản tự công bố sản phẩm.

2. Kiểm tra thông tin hồ sơ sản phẩm doanh nghiệp cung cấp. Hướng dẫn Doanh nghiệp hoàn thiện, bổ sung các hồ sơ chưa phù hợp (nếu có).

3. Xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm, gửi mẫu kiểm nghiệm tại trung tâm kiểm nghiệm, nhận kết quả kiểm nghiệm.

4. Xây dựng hồ sơ tự công bố sản phẩm, chuyển Doanh nghiệp ký.

5. Nộp hồ sơ, đăng ký niêm yết thông tin sản phẩm – bản tự công bố sản phẩm tại cơ quan quản lý.

6. Theo dõi hồ sơ, thông báo cho doanh nghiệp khi thông tin đã được cập nhật trên hệ thống thông tin điện tử của cơ quan quản lý.

7. Trả hồ sơ, các chứng từ liên quan và hướng dẫn doanh nghiệp niêm yết hồ sơ tại công ty.

Lưu ý: Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm đó.

2. Hồ sơ đăng ký bản công bố chất lượng sản phẩm khoai tây chiên bao gồm:

1. Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP

2. Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực)

3. Nhãn gốc sản phẩm + Nội dung ghi nhãn phụ sản phẩm (đối với sản phẩm nhập khẩu) hoặc Market nhãn sản phẩm hoặc nội dung dự kiến ghi nhãn sản phẩm (đối với sản phẩm sản xuất trong nước, sản phẩm nhập khẩu được đóng gói lại theo quy cách khối lượng, bao bì, thương hiệu mới...)

Thông tin cần thiết để làm hồ sơ hoàn chỉnh:

*Đối với sản phẩm sản xuất tại Việt Nam:

1. Giấy phép kinh doanh (file scan hoặc hình ảnh).

2. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện Vệ sinh an toàn thực phẩm (file scan hoặc file hình ảnh) đối với sản phẩm sản xuất trong nước.

Trường hợp thuê cơ sở để gia công sản xuất thì cung cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện Vệ sinh an toàn thực phẩm của nơi gia công sản phẩm.

3. Thông tin về sản phẩm (tài liệu liên quan + bao bì nhãn sản phẩm)

4. Mẫu sản phẩm để kiểm nghiệm hoặc Kết quả kiểm nghiệm.

*Đối với sản phẩm nhập khẩu cần cung cấp:

1. Giấy phép kinh doanh (file scan hoặc hình ảnh).

2. Thông tin về nơi sản xuất sản phẩm

3. Thông tin về sản phẩm (tài liệu liên quan + bao bì nhãn sản phẩm)

4. Mẫu sản phẩm để kiểm nghiệm hoặc Kết quả kiểm nghiệm.

5. Bản dịch tài liệu (công chứng) các thông tin liên quan đến sản phẩm (nhãn chính + nhãn phụ (nếu có) của sản phẩm)

3. Thời gian TÂM ĐỨC thực hiện: 7 – 10 ngày

- Thời gian kiểm nghiệm và công bố: 5 – 7 ngày kể từ ngày nhận mẫu và phí từ bên A.

- Thời gian Ban quản lý An toàn thực phẩm đăng tải hồ sơ lên hệ thống: 2 – 5 ngày (kể từ ngày nộp hồ sơ)

- Thời hạn hiệu lực của hồ sơ công bố: KHÔNG THỜI HẠN.

 

Để được hỗ trợ thêm, xin vui lòng liên hệ
0933.643.111 (Ms.Bích Phượng)