Thủ tục tự công bố chất lượng gia vị thực phẩm năm 2023

07/02/2023    439    4.65/5 trong 5 lượt 
Thủ tục tự công bố chất lượng gia vị thực phẩm năm 2023
Các chỉ tiêu kiểm nghiệm gia vị bao gồm những gì? Thành phần hồ sơ công bố gia vị thực phẩm là gì? Thời gian công bố mất bao lâu?....

Gia vị là thành phẩm không thể thiếu trong chế biến món ăn, gia vị thực phẩm không chỉ làm cho thức ăn có cảm giác ngon hơn, kích thích hệ thống tiêu hóa của người ăn khiến thực phẩm dễ tiêu hoá, mà đối với người Việt gia vị cồn thể hiện nguyên lý tương sinh, âm dương trong cách chế biến món ăn. Chính vì vậy gia vị thức phẩm của Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng. 

Các loại gia vị thực phẩm cũng giống như các loại thực phẩm bao gói săn khác cần phải công bố chất lượng sản phẩm trước khi bán ra thị trường. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu về hồ sơ, thủ tục công bố chất lượng sản phẩm gia vị thực phẩm.

1. Căn cứ pháp lý về tự công bố sản phẩm

- Luật An toàn vệ sinh thực phẩm 55/2010/QH12 

- Nghị định 15/2018/NĐ-CP về hướng dẫn chi tiết thi hành luật An toàn vệ sinh thực phẩm

- Nghị định 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ y tế

- Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa

- Các văn bản khác liên quan tùy từng thành phần sản phẩm công bố

2. Các chỉ tiêu kiểm nghiệm gia vị thực phẩm

Kiểm nghiệm gia vị thực phẩm gồm các chỉ tiêu:

- Tổng số vi sinh vật hiếu khí ở 30°C

- Coliforms

- E.coli

- S.aureus

- Salmonella

- Tổng số bào tử nấm men & nấm mốc

 - Chì (Pb)

- Cadimi (Cd)

- Arsen (As)

- Thủy Ngân (Hg)

Trên đây là các chỉ tiêu kiểm nghiệm gia vị thực phẩm tham khảo chung cho nhóm gia vị. Tuy nhiên, tùy thuộc vào đặc điểm của từng sản phẩm cụ thể mà doanh nghiệp có thể thêm hoặc giảm một vài chỉ tiêu sao cho phù hợp nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí nhưng vẫn đảm bảo đáp ứng yêu cầu của Bộ Y Tế đưa ra.

tu-cong-bo-gia-vi-thuc-pham

3. Thành phần hồ sơ tự công bố chất lượng sản phẩm bao gồm

1. Giấy phép kinh doanh.

2. Bản tự công bố sản phẩm.

3. Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực).

4. Mẫu nhãn sản phẩm Hoặc mẫu nhãn sản phẩm dự kiến

5. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm (đối với cơ sở thuộc đối tượng phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm theo quy định)

6. Giấy chứng nhận An toàn thực phẩm cơ sở sản xuất sản phẩm (trường hợp thuê cơ sở sản xuất)

7. Tiêu chuẩn nhà sản xuất (trong trường hợp chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Thông tư của các bộ ngành, Quy chuẩn kỹ thuật địa phương, Tiêu chuẩn quốc gia, Tiêu chuẩn của Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (Codex), Tiêu chuẩn khu vực, Tiêu chuẩn nước ngoài).

8. Bản dịch công chứng các tài liệu có nội dung không phải bằng Tiếng Việt.

ho-so-tu-cong-bo-san-pham-san-xuat-trong-nuoc

Lưu ý: Các tài liệu trong hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm tự công bố.

4. Quy trình tự công bố chất lượng sản phẩm tại Tâm Đức:

- Tiếp nhận thông tin từ khách hàng. Tư vấn MIỄN PHÍ các thủ tục pháp lý phù hợp với yêu cầu thực hiện công việc.

- Tư vấn MIỄN PHÍ các chỉ tiêu kiểm nghiệm, gửi mẫu và nhận kết quả kiểm nghiệm.

- Sau khi ký hợp đồng, Tâm Đức sẽ xây dựng hồ sơ tự công bố sản phẩm và chuyển Doanh nghiệp ký. Hướng dẫn doanh nghiệp niêm yết hồ sơ tại công ty. Tư vấn toàn diện các vấn đề liên quan khác (tên sản phẩm,  nội dung ghi nhãn…) nhằm hoàn thiện thủ tục và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp sau này, tránh các rủi ro không đáng có.

- Nộp hồ sơ, đăng ký niêm yết thông tin sản phẩm – bản tự công bố sản phẩm tại cơ quan quản lý.

- Theo dõi hồ sơ, thông báo cho doanh nghiệp khi thông tin đã được cập nhật trên hệ thống thông tin điện tử của cơ quan quản lý.

quy-trinh-tu-cong-bo-chat-luong-san-pham

5. Hồ sơ khách hàng cần cung cấp bao gồm:

1. Giấy phép kinh doanh (file scan hoặc hình ảnh).

2. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện Vệ sinh an toàn thực phẩm (file scan hoặc file hình ảnh) đối với sản phẩm sản xuất trong nước.

Trường hợp thuê cơ sở để gia công sản xuất thì cung cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện Vệ sinh an toàn thực phẩm của nơi gia công sản phẩm.

3. Thông tin về sản phẩm (tài liệu liên quan + bao bì nhãn sản phẩm)

4. Mẫu sản phẩm để kiểm nghiệm hoặc Kết quả kiểm nghiệm.

6. Thời gian Tâm Đức thực hiện:  7 – 10 ngày

- Thời gian kiểm nghiệm và công bố: 5 – 7 ngày kể từ ngày nhận mẫu và phí từ bên A.

- Thời gian Ban quản lý An toàn thực phẩm đăng tải hồ sơ lên hệ thống: 2 – 5 ngày (kể từ ngày nộp hồ sơ)

- Thời hạn hiệu lực của giấy công bố: KHÔNG THỜI HẠN.

7. Những lợi ích khi sử dụng dịch vụ công bố chất lượng sản phẩm tại Tâm Đức

1. Tư vấn MIỄN PHÍ toàn diện các vấn đề liên quan đến thủ tục đăng ký bản tự công bố chất lượng sản phấm bao gồm: các thủ tục pháp lý doanh nghiệp, tem nhãn sản phẩm, kiểm nghiệm sản phẩm… trước khi ký hợp đồng.

2. Cam kết 100% hoàn thành công việc theo đúng thời hạn

3. Hoàn trả 100% chi phí dịch vụ nếu không hoàn thành công việc theo đúng thời hạn mà lỗi đó đến từ Tâm Đức

4. Hỗ trợ, tư vấn giải pháp cho doanh nghiệp khi có đoàn kiểm tra, hậu kiểm tại cơ sở đã sử dụng dịch vụ tư vấn tại Tâm Đức.

5. Cam kết bảo mật thông tin khách hàng

6. Cam kết không phát sinh thêm chi phí

 

Để được hỗ trợ thêm, xin vui lòng liên hệ
0933.643.111 (Ms.Bích Phượng)