Tư vấn Chứng nhận ISO 22000:2018 mới nhất 2022

03/11/2020    990    5/5 trong 3 lượt 
 Tư vấn Chứng nhận ISO 22000:2018 mới nhất 2022
Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000:2018 là gì? Thời gian xin Chứng nhận ISO 22000 mất bao lâu? Lợi ích của ISO 22000 đối với doanh nghiệp là gì? Quy trình triển khai ISO 22000 như thế nào? Hãy đọc bài viết sau để cùng Tâm Đức tìm hiểu nhé.

1. ISO 22000 là gì?

ISO 22000 là tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm ( ATTP) do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) ban hành, được chấp nhận và có giá trị trên phạm vi toàn cầu. Việc áp dụng và được chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000 đối với một doanh nghiệp trong chuỗi cung cấp thực phẩm đảm bảo đơn vị đó có hệ thống quản lý tốt về ATTP và có khả năng cung cấp các sản phẩm thực phẩm an toàn, chất lượng cho thị trường và người tiêu dùng. Hiện tại phiên bản ISO 22000:2018 là phiên bản ISO mới nhất.

2. Đối tượng áp dụng

Tiêu chuẩn ISO 22000 có thể áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong chuỗi cung cấp thực phẩm không phân biệt quy mô; bao gồm:

•    Sản xuất và chế biến thức ăn gia súc

•    Thực phẩm chức năng: cho người già, trẻ em, người bị bệnh

•    Doanh nghiệp chế biến rau, củ, quả, thịt trứng sữa, thủy hải sản

•    Doanh nghiệp sản xuất, chế biến đồ uống: nước ngọt, nước tinh khiết, rượu, bia, Café, chè,..

•    Doanh nghiệp sản xuất, chế biến gia vị

•    Các hãng vận chuyển thực phẩm

•    Doanh nghiệp sản xuất, chế biến đồ ăn sẵn, nhà hàng

•    Hệ thống siêu thị, bán buôn, bán lẻ

•    Doanh nghiệp sản xuất vật liệu bao gói thực phẩm

•    Trang trại trồng trọt và chăn nuôi…

3. Lợi ích của ISO 22000 đối với doanh nghiệp:

- Theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, Các doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận ISO 22000 sẽ không thuộc diện phải xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm”.

- Tạo cơ hội hoà nhập với thị trường quốc tế

- Đáp ứng các yêu cầu pháp luật và các bên liên quan

- Đảm bảo an toàn thực phẩm – tạo niềm tin cho người tiêu dùng

- Nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp

- Giảm chi phí trong mọi công đoạn sản xuất, kinh doanh

4. Quy trình triển khai ISO 22000

Bước 1: Tìm hiểu tiêu chuẩn và xác định phạm vi áp dụng

– Lãnh đạo cần thấu hiểu ý nghĩa của ISO 22000:2018 đối với phát triển tổ chức, định hướng các hoạt động, xác định mục tiêu và các điều kiện áp dụng cụ thể.

– Doanh nghiệp có thể tự đào tạo nhận thức cơ bản về ISO 22000:2018 hoặc có thể sử dụng nguồn lực bên ngoài: tổ chức tư vấn, các chuyên gia để thực hiện bước đào tạo này.

– Nhận thức được các vấn đề cơ bản của ISO 22000:2018 sẽ là bước quan trọng để doanh nghiệp có thể bắt đầu triển khai áp dụng Hệ thống này.

Bước 2: Lập nhóm quản lý an toàn thực phẩm

– Áp dụng ISO 22000:2018 cần thành lập một nhóm quản lý an toàn thực phẩm. Nhóm này bao gồm Trưởng nhóm và đại diện của các bộ phận trong phạm vi áp dụng ISO 22000:2018. Trưởng nhóm an toàn thực phẩm thay mặt lãnh đạo cơ sở sản xuất chỉ đạo áp dụng hệ thống theo ISO 22000:2018 và chịu trách nhiệm về lĩnh vực này.

– Nhóm quản lý an toàn thực phẩm gồm những người đã được đào tạo, có kiến thức và khả năng trong việc áp dụng, xây dựng và duy trì việc quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000:2018.

Bước 3: Ðánh giá thực trạng của cơ sở sản xuất thực phẩm so với các yêu cầu của tiêu chuẩn

– Cần rà soát các hoạt động, xem xét yêu cầu và mức độ đáp ứng hiện tại của cơ sở sản xuất thực phẩm. Đánh giá này làm nền tảng để hoạch định những nguồn lực cần thay đổi hay bổ sung.

– Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thực phẩm xây dựng các chương trình, dự án chi tiết nhằm đảm bảo kiểm soát các mối nguy hướng đến an toàn thực phẩm vào mọi thời điểm khi tiêu dùng.

Bước 4: Huấn luyện đào tạo với nhiều chương trình thích hợp với từng cấp quản trị cũng như nhân viên.

Nội dung đào tạo chính bao gồm ISO 22000:ISO 22000:2018, HACCP, GMP …. Chương trình huấn luyện đào tạo có thể thực hiện gắn liền với các hệ thống khác dưới hình thức tích hợp các hệ thống quản lý trong một cơ sở sản xuất thực phẩm.

Bước 5: Thiết lập hệ thống tài liệu theo ISO 22000:2018

Hệ thống tài liệu được xây dựng và hoàn chỉnh để đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn và các yêu cầu điều hành của cơ sở sản xuất thực phẩm bao gồm:

1. Chính sách an toàn thực phẩm.

2. Các mục tiêu về an toàn thực phẩm.

3. Các qui trình – thủ tục theo yêu cầu của tiêu chuẩn.

4. Các hồ sơ theo yêu cầu của tiêu chuẩn.

5. Các tài liệu cần thiết để tổ chức thiết lập, triển khai và cập nhật có hiệu lực một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.

Bước 6: Triển khai hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

– Phổ biến để mọi nhân viên nhận thức đúng về hệ thống tài liệu theo ISO 22000:2018.

– Xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn liên quan đến từng qui trình cụ thể.

– Hướng dẫn nhân viên thực hiện theo các tài liệu đã được phê duyệt.

Bước 7: Kiểm tra xác nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm và chuẩn bị cho đánh giá chứng nhận

–  Cơ sở sản xuất thực phẩm tiến hành các cuộc đánh giá nội bộ, thẩm định các kết quả kiểm tra xác nhận riêng lẻ, phân tích kết quả của các hoạt động kiểm tra xác nhận để xác định sự phù hợp của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm và tiến hành các hoạt động khắc phục, phòng ngừa cần thiết.

–  Lựa chọn tổ chức chứng nhận: Cơ sở sản xuất thực phẩm có quyền lựa chọn tổ chức chứng nhận để đánh giá và cấp chứng chỉ.

–  Đánh giá trước chứng nhận nhằm xác định mức độ hoàn thiện và sự sẵn sàng của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm đồng thời chuẩn bị cho cuộc đánh giá chính thức.

Bước 8: Đánh giá chứng nhận

Việc đánh giá chứng nhận do tổ chức độc lập, khách quan tiến hành nhằm khẳng định tính phù hợp của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm với các yêu cầu tiêu chuẩn ISO 22000:2018 và cấpgiấy chứng nhận.

Bước 9: Duy trì hệ thống quản lý an toàn thực phẩm sau khi chứng nhận

Cơ sở sản xuất thực phẩm cần tiếp tục duy trì hệ thống quản lý an toàn thực phẩm nhằm đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn và không ngừng cải tiến hướng đến thỏa mãn công khai yêu cầu của khách hàng và các bên quan tâm.

Quý doanh nghiệp đang cần chứng nhận ISO 22000:2018 cũng như muốn làm việc cùng một tổ chức được cấp phép hoạt động, có đầy đủ năng lực và uy tín trong hoạt động chứng nhận đánh giá sự phù hợp thì có thể liên hệ ngay đến Hotline: 0933.643.111 để được Tâm Đức hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.

Để được hỗ trợ thêm, xin vui lòng liên hệ
0933.643.111 (Ms.Bích Phượng)

Công ty Tâm Đức